Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) hôm nay 26.10 tuyên bố các hệ thống phòng không nước này đã đánh chặn một tên lửa đất đối không phóng từ Li Băng vào một máy bay không người lái (UAV) của quân đội Israel,ổngthốngPutincảnhbáovềxungđộvtv2 theo tờ The Times of Israel. Chiếc UAV dường như không bị hư hại trong vụ này.
IDF còn tuyên bố một chiến đấu cơ Israel đã tấn công nơi phóng tên lửa ở miền nam Li Băng. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Li Băng.
Israel đã giao tranh với lực lượng Hezbollah ở Li Băng và các binh sĩ ở Syria trong những ngày gần đây, một cuộc xung đột rộng hơn ở biên giới phía bắc của Israel trong lúc xung đột Hamas-Israel tiếp diễn.
Căng thẳng ở LHQ, đại sứ Israel đòi Tổng thư ký Guterres phải từ chức
Tổng thống Putin ra cảnh báo
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25.10 cảnh báo rằng xung đột Hamas-Israel có thể lan rộng ra ngoài Trung Đông và cho rằng thật sai lầm khi phụ nữ, trẻ em và người già vô tội ở Gaza bị trừng phạt vì tội ác của người khác, theo Reuters.
Tổng thống Putin nhấn mạnh tình trạng đổ máu trong khu vực phải chấm dứt. Nhà lãnh đạo Nga cho hay ông đã nói với các nhà lãnh đạo thế giới khác trong các cuộc điện đàm rằng nếu không làm thế, sẽ có nguy cơ xung đột lan rộng.
"Nhiệm vụ của chúng ta hôm nay, nhiệm vụ chính của chúng ta, là ngăn chặn đổ máu và bạo lực. Nếu không, sự leo thang của cuộc khủng hoảng này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cực kỳ nguy hiểm và thảm khốc… Cuộc xung đột có thể lan rộng ra ngoài biên giới Trung Đông", Tổng thống Putin cảnh báo trong cuộc gặp ở Điện Kremlin với các nhà lãnh đạo tôn giáo Nga.
Tổng thống Putin còn nhấn mạnh rằng Moscow tiếp tục ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho vấn đề Palestine-Israel, cho rằng đây là cách duy nhất để đạt được một giải pháp lâu dài.
Tuy nhiên, ông Putin cho hay ông nghĩ rằng Israel đã sai khi ném bom Gaza liên tục để trả đũa việc Hamas tiến hành cuộc tấn công ngày 7.10. "Chúng ta cũng thấy rõ rằng những người vô tội không phải chịu trách nhiệm về tội ác do người khác gây ra", ông Putin nhấn mạnh.
Xung đột Hamas-Israel mang tai ương cho dân cư vùng biên giới Li Băng
Phía Israel nói cuộc tấn công ngày 7.10 của Hamas đã khiến ít nhất 1.400 người chết và hơn 220 người bị bắt làm con tin. Cơ quan Y tế ở Gaza do Hamas điều hành thì nói rằng các cuộc không kích đáp trả của Israel đã giết chết hơn 6.500 người, theo Reuters.
Tổng thống Biden đề cập "con đường hướng tới hòa bình"
Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Úc Anthony Albanese tại Nhà Trắng ngày 25.10, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh sự hỗ trợ của Mỹ dành cho quốc phòng Israel là vững chắc, nhưng các bên cần suy nghĩ về con đường phía trước trong khu vực sau khi cuộc khủng hoảng Gaza được giải quyết.
"Khi cuộc khủng hoảng này kết thúc, cần phải có tầm nhìn về những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Và theo quan điểm của chúng tôi, đó phải là giải pháp hai nhà nước. Điều đó có nghĩa là nỗ lực tập trung từ tất cả các bên, gồm Israel, Palestine, các đối tác trong khu vực và các nhà lãnh đạo toàn cầu, để đưa chúng ta vào con đường hướng tới hòa bình", Tổng thống Biden nhấn mạnh.
Tổng thống Biden cho biết thêm ông tin rằng một lý do khiến Hamas tấn công miền nam Israel ngày 7.10 là để ngăn cản việc bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ả Rập Xê Út.
Cũng tại cuộc họp báo trên, Thủ tướng Albanese cho hay Úc sẽ viện trợ thêm 15 triệu USD cho dân thường Gaza, theo Reuters.
Israel trước cuộc tấn công vào Gaza: Lựa chọn nào cho "tàn cuộc"?
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles ngày 25.10 cho hay nước này đã triển khai thêm hai máy bay quân sự và một "số lượng đáng kể" nhân viên quốc phòng tới Trung Đông để hỗ trợ công dân Úc ở đó nếu xung đột Hamas-Israel leo thang.
Nga, Trung Quốc phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ dẫn đầu
Nga và Trung Quốc ngày 25.10 đã phủ quyết việc Mỹ thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hành động trong cuộc xung đột Hamas-Israel bằng cách kêu gọi tạm dừng giao tranh để cho phép tiếp cận viện trợ nhân đạo, bảo vệ dân thường và ngừng cung cấp vũ khí cho Hamas và các nhóm vũ trang khác trong Dải Gaza, theo Reuters.
Mỹ đưa ra một dự thảo nghị quyết vào 21.10 khi sự phản đối kịch liệt trên thế giới ngày càng gia tăng trước cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng tồi tệ và số dân thường thiệt mạng tăng cao ở Gaza. Mỹ có động thái này chỉ vài ngày sau khi phủ quyết một dự thảo tập trung vào nhân đạo do Brazil đưa ra, cho rằng cần có thêm thời gian cho hoạt động ngoại giao do Mỹ dẫn đầu.
Văn bản lúc đầu của Mỹ đã gây sốc cho nhiều nhà ngoại giao vì thẳng thừng tuyên bố Israel có quyền tự vệ và yêu cầu Iran ngừng xuất khẩu vũ khí cho các nhóm dân quân ở Gaza. Văn bản lúc đầu không bao gồm lời kêu gọi tạm dừng nhân đạo để hỗ trợ viện trợ cho dân thường ở Gaza.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield nói với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gồm 15 thành viên sau cuộc bỏ phiếu: "Chúng tôi đã lắng nghe tất cả các bạn. Mặc dù cuộc bỏ phiếu hôm nay là một bước thụt lùi nhưng chúng ta không được nản lòng".
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân nói với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sau cuộc bỏ phiếu: "Dự thảo không phản ánh lời kêu gọi ngừng bắn, chấm dứt giao tranh mạnh mẽ nhất của thế giới và nó không giúp giải quyết vấn đề. Tại thời điểm này, ngừng bắn không chỉ là một thuật ngữ ngoại giao. Nó có nghĩa là sự sống và cái chết của nhiều dân thường".
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia cáo buộc Mỹ đưa ra một dự thảo nghị quyết thể hiện sự cho phép của Hội đồng Bảo an về việc Israel tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza "trong khi hàng ngàn trẻ em Palestine sẽ tiếp tục thiệt mạng".
Sau đó, Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về một dự thảo nghị quyết do Nga soạn thảo nhằm kêu gọi ngừng bắn nhân đạo và rút lại lệnh của Israel yêu cầu dân thường ở phía bắc Gaza di dời về phía nam trước một cuộc tấn công trên bộ.
Dự thảo của Nga đã không đạt được số lượng hỗ trợ tối thiểu cần thiết, chỉ giành được 4 phiếu bầu. Một dự thảo nghị quyết cần ít nhất 9 phiếu ủng hộ và không có sự phủ quyết nào của Mỹ, Pháp, Anh, Nga hay Trung Quốc để được thông qua.
Trước sự bế tắc của Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc gồm 193 thành viên sẽ bỏ phiếu vào ngày 27.10 về dự thảo nghị quyết do các quốc gia Ả Rập đưa ra nhằm kêu gọi ngừng bắn. Không có quốc gia nào có quyền phủ quyết trong Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Các nghị quyết được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua không mang tính ràng buộc nhưng có sức nặng chính trị, theo Reuters.