Như Thanh Niênđã thông tin,ừđiểmGPLXđểýthứcthamgiagiaothôngtốthơvẽ tranh phong cảnh đơn giản thảo luận tại tổ về dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định về điểm và trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Theo đại biểu Nguyễn Tiến Nam (đoàn Quảng Bình), thực tế cho thấy nhiều người liên tục vi phạm pháp luật về giao thông, nhưng chế tài xử lý thì chưa đủ mạnh. Ông Nam dẫn chứng một số quốc gia đang áp dụng biện pháp trừ điểm GPLX như một cách để đánh giá thái độ của lái xe đối với vi phạm, buộc họ phải ý thức hơn nữa, nếu không sẽ bị tước GPLX và phải học lại, thi lại thì mới được cấp lại GPLX.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo VN, cho biết khi ông thi và lấy GPLX ở bang California (Mỹ), họ cũng áp dụng quy định tài xế vi phạm sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ phạm lỗi. GPLX bị trừ hết điểm sẽ bị thu hồi và phạt hành chính.
Quá trình xây dựng luật Trật tự, an toàn giao thông, trong một số dự thảo ban đầu, Bộ Công an đề xuất quy định mỗi GPLX có tổng điểm là 12. Điểm của GPLX sẽ bị trừ khi người điều khiển phương tiện vi phạm. Nếu bị trừ hết điểm, GPLX sẽ hết hiệu lực. Tài xế muốn được cấp GPLX mới thì 6 tháng sau sẽ phải học và thi sát hạch như trường hợp cấp GPLX lần đầu.
Tuy nhiên, trong các dự thảo sau này, Bộ Công an không còn quy định như trên. Bộ này cho biết sau khi nghiên cứu, tiếp thu đóng góp ý kiến của các chuyên gia cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế, dự thảo xác định trừ điểm GPLX là một hình thức xử lý vi phạm hành chính, do đó nếu quy định thì thuộc phạm vi luật Xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy, Bộ Công an đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội xây dựng nghị quyết thí điểm về trừ điểm GPLX.
Biện pháp xử lý vi phạm giao thông văn minh
Phản hồi thông tin trên, nhiều bạn đọc (BĐ) Thanh Niênủng hộ giải pháp trừ điểm GPLX. "Đây là một đề xuất rất hay, các cơ quan liên quan nên nghiên cứu áp dụng", BĐ Hoang Dung ủng hộ.
Cùng quan điểm, BĐ Nguyễn Hương ý kiến: "Hình thức xử lý này ở nước ngoài đã triển khai rất lâu rồi và có tác dụng răn đe rất cao. Ngoài việc phải thi lại cả lý thuyết và thực hành khi GPLX bị trừ về 0 điểm thì những trường hợp này cũng phải mua bảo hiểm xe, bảo hiểm tai nạn cao hơn các trường hợp thông thường không vi phạm... Việc này sẽ làm cho người dân nâng cao hơn ý thức hơn khi tham gia giao thông".
Còn BĐ Phan Thanh viết: "Một giải pháp xử lý vi phạm giao thông rất văn minh, nên sớm nghiên cứu áp dụng vào đời sống".
Không nên lỗi gì cũng trừ điểm
Nhiều ý kiến cho rằng với các lỗi nặng, nghiêm trọng như vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy rồi lái xe... thì cần xử nghiêm, không áp dụng trừ điểm. "Việc trừ điểm GPLX cũng tốt, nhưng cần có những quy định rõ, chi tiết mức độ vi phạm như thế nào thì bị trừ, số điểm trừ cho từng lỗi. Ngoài ra, cũng cần thêm phần tăng điểm trừ cho người vi phạm cùng một lỗi mà bị từ 2 lần trở lên. Tuy nhiên, với những lỗi nghiêm trọng thì không cần trừ điểm, mà nên tịch thu bằng lái. Với trường hợp thu bằng, nếu muốn được cấp lại bằng thì sau 2 năm bắt buộc phải đi học và thi lại từ đầu...", BĐ Viet Dung góp ý.
BĐ Hoàng Thanh lưu ý: "Với các lỗi nhỏ, đơn giản thì không nên trừ. Ngoài ra, các lỗi quy định bị trừ điểm phải rõ ràng, chi tiết để CSGT cũng như người dân đều thông suốt, tránh cãi cọ khi phát sinh vi phạm".
BĐ Nguyen Tra cho rằng để tránh gây tranh cãi giữa lực lượng thi hành nhiệm vụ và người vi phạm thì trước tiên cần rà soát lại hạ tầng giao thông, các biển báo, vạch kẻ đường, tín hiệu đèn giao thông có hợp lý, có bị che chắn khuất tầm nhìn... "Để khi xử phạt trực tiếp hay phạt nguội thì người dân tâm phục khẩu phục", BĐ này ý kiến thêm.
Trừ điểm thì lại thêm các thủ tục hành chính nữa, như vậy có thuận lợi không?
Lê Minh
Có kinh nghiệm từ các nước rồi, nên thí điểm thời gian ngắn để xem có hợp với hoàn cảnh của VN không, sau đó ổn thì đưa vào áp dụng thực tế.
Ngọc Cẩm
Đã có trừ điểm thì cũng nên tính phương án cộng điểm nhằm khuyến khích người dân chấp hành nghiêm, tránh vi phạm giao thông hơn. Ví dụ trong 1 năm không vi phạm gì thì được cộng thêm 1 điểm.
Truc Le